Những lưu ý trước khi mua card màn hình
Trước khi sở hữu cho mình một card màn hình, những điều lưu ý mà bạn cần phải lưu tâm là dung lượng bộ nhớ (Ram).
Việc các nhà sản xuất hiện nay nắm bắt tâm lý người dùng không có kinh nghiệm thường lấy Ram làm tiêu chí để so sánh card màn hình, do vậy, những công ty này thường sản xuất card màn hình sử dụng GPU thấp nhưng lại có số Mb trong ram lên tới 256, thậm chí là 512. Điều đó chẳng khác nào bạn đi xe đạp trên một tuyến đường cao tốc chỉ dành cho ô tô, dù có rộng rãi cỡ nào thì bạn cũng không thể đi nhanh hơn ô tô được, và chất lượng hình ảnh thì hoàn toàn không như bạn mong muốn.
Điểm thứ hai mà người dùng cần lưu tâm đó là GPU hay còn gọi là bộ nhớ. Số hiệu của card màn hình càng cao thì card càng có chất lượng cao. Ba là đổ bóng, xung nhịp đồng hồ và số pipeline (hiểu một cách đơn giản là ống dẫn lệnh đồ họa). Khi có càng nhiều pipeline thì hình ảnh bạn thu được sẽ càng mượt.
Do vậy, điểm ảnh của một card đồ họa được xem là một trong những thước đo để đánh giá sức mạnh của nó. Nhưng nay, ánh sáng và các hiệu ứng khác có thể tạo ra thông qua phần mềm đổ bóng để có thể có được kết quả tương đương với sử dụng các pipeline. Do vậy, người dùng phải thật tinh ý.
Có nên mua card màn hình cũ không?
Có nên mua card màn hình cũ không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Câu trả lời dành cho bạn là hoàn toàn có thể nếu chúng ta có sự tìm hiểu đầy đủ về chức năng và kiểm tra kĩ trước khi mua chúng. Mặc dù là thiết bị điện tử, song không phải thiết bị nào mới cũng có chất lượng đảm bảo.
Nếu như việc tìm hiểu về card màn hình đời mới và xu thế sản xuất của các công ty điện tử ngày càng tinh vi hơn, khiến bạn cảm thấy lo lắng về chất lượng card màn hình mà mình đang hoặc sắp có ý định mua thì cũng nên tham khảo các card màn hình cũ, đã qua sử dụng. Nó hoàn toàn không còn là vấn đề quá khó khăn nếu chúng ta bỏ ra một chút thời gian để quan sát và kiểm tra.
Nên mua card màn hình cũ hãng nào tốt và uy tín
Ở Việt Nam, hai trong số rất nhiều hãng đi đầu trong việc cung cấp card màn hình là AMD và nVidia, ngoài ra còn có ASUS, Gigabye và MSI nhưng trước đó, AMD và nVidia là hai dòng chiếm lĩnh thị trường. So với nDivia thì chíp GPU của ADM phát triển mạnh hơn, đặc biệt là năm 2013,trong khi nDivia còn đang sử dụng kiến trúc Kepler. Nói như vậy không có nghĩa là nDivia trở nên lép vế. Tùy vào các dòng mà nDivia cũng có những ưu điểm vượt trội.
Đối với phân khúc dưới 1 triệu, bạn có thể tham khảo dòng nVidia GTS 450 ~800k. Dòng này có cấu hình khá tốt và giá tiền vừa túi với nhiều người. Điểm yếu duy nhất của loại card này là cần 1 nguồn phụ 6 pin cùng với chuẩn PSU ~35o-400W. Tuy nhiên bạn không phải quá lo lắng đến hiệu năng của GTS 450, và thậm chí nếu so với các dòng VGA rời mới đây nó có hiệu năng cỡ GT 740. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tham khảo AMD HD 5770 ~1000k bởi vì AMD là một trong những có hiệu năng tốt. Và tương tự như GTS 450 thì AMD HD 5770 cũng cần một dây nguồn phụ 6 pin. Điểm đặc biệt của AMD HD 5770 là tính mát và tiết kiệm điện.
Đối với phân khúc từ 1 – 1,5 triệu, người dùng nên tham khảo dòng nVidia GTX 560 Ti ~1500k hoặc AMD HD 6950 ~1400k. Đây là hai phiên bản của nVidia và AMD. Điểm hạn chế đối với nVidia GTX 560 Ti ~1500k là yêu cầu nguồn công suất khoảng 400W còn về cấu hình thì bạn không cần phải quá lo lắng.
Ở phân khúc trên 1,5 triệu, bạn sẽ có sự lựa chọn đa dạng hơn một chút với nVidia GTX 660/ GTX 660 Ti ~1800k/2200k, AMD HD7950 / HD 7970 ~2300k/2600k
Đây là 2 phiên bản ông hoàng siêu khủng một thời và cũng là sự lựa chọn hợp lý, đáng giá đối với VGA rời 2 nd nếu như chúng ta không quá chú đến yêu cầu về nguồn công suất 500W.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các linh kiện cho máy tính tại đây.